Thứ Năm, 3 tháng 7, 2014

XỊN VÀ RỞM

I. Dữ kiện
1- 80% người Việt Nam đội mũ bảo hiểm không đạt chuẩn.
2- Xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm khi tham gia giao thông từ 100.000- 200.000 đồng.
3- Lực lượng CSGT không phân biệt được mũ bảo hiểm thật, giả.
4- Người dân đổ xô đi mua mũ bảo hiểm xịn “chống phạt”.
II. Phân tích
1- 80% người dân Việt Nam đội mũ bảo hiểm rởm
- Chưa/không ý thức được sự cần thiết/tầm quan trọng của đội mũ bảo hiểm, đội mũ theo kiểu chống đối/đối phó.

- Mũ bảo hiểm không đạt chuẩn có giá rẻ, phù hợp túi tiền người dân.
- Mũ bảo hiểm xịn dễ bị mất.
- Với tốc độ, đặc điểm giao thông trong nội thành, không cần thiết phải đội mũ bảo hiểm xịn.
2- Xử phạt người đội mũ bảo hiểm rởm từ 100.000- 200.000 đồng
- Không thể quản lý chặt, xử lý nghiêm những nhà sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm rởm, chính quyền đẩy gánh nặng sang cho người dân.
- Ngân sách Nhà nước thâm hụt trầm trọng (do tham nhũng, do lạm chi, do thất thu…), Nhà nước tìm cách tận thu từ dân.
- Tạo thêm cơ hội “mãi lộ” mới, béo bở cho lực lượng CSGT.
3- Lực lượng CSGT không phân biệt được mũ bảo hiểm thật, giả
- Trình độ của lực lượng CSGT yếu kém, non nớt và…. rởm.
- Khi CSGT không thể phân biệt được mũ bảo hiểm thật, rởm, lực lượng này có thể phạt nhầm, phạt bừa… Tệ hơn, với quyền lực trong tay, khi cần, CSGT hoàn toàn có thể biến “xịn” thành “rởm”.
- CSGT không biết thì không có tội, vẫn có quyền hành pháp, còn người dân không biết thì bị phạt – đây là cơ sở để phân biệt giữa công an  và người dân; giữa quan và dân.
4- Người dân đổ xô đi mua mũ bảo hiểm xịn
- Người dân tiếp tục đội mũ bảo hiểm theo phong trào, mang tính đối phó.
- Nhiều khả năng, các công ty sản xuất, kinh doanh mũ bảo hiểm đạt chuẩn là sân sau của giới hoạch định chính sách.
III. Kết luận
1- Các cấp hoạch định chính sách và ra quyết định thiếu năng lực phân tích, năng lực tư duy, thiếu tầm nhìn… Quyết định, Nghị định mang tính phong trào, vội vàng, hời hợt.
2- Các cấp hoạch định chính sách tự cho mình “quyền” ra quyết định tùy tiện, thích gì làm nấy, không vì/không tôn trọng lợi ích của người dân.
3- Có biểu hiện tham nhũng chính sách.
4- Coi trọng những việc sự vụ, “tương cà”, “mắm muối”, trong khi những việc cần thiết, cấp bách, an nguy đến lợi ích quốc gia, dân tộc thì đủng đỉnh, thờ ơ.
IV. Kiến nghị
1- Hoạt động của các cấp chính quyền, đặc biệt là cấp hoạch định chính sách, phải luôn luôn "xịn" và chỉ được phép “xịn”.
2- Kiên quyết kỷ luật những kẻ ra chính sách “rởm”.
3- Đặt người “xịn” vào vị trí hoạch định chính sách.

P/S. Dự báo thời gian kiến nghị thành hiện thực: sau khi “chạch đẻ ngọn đa”…

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét

CHÀO BẠN! NẾU CÓ THẮC MẮC HOẶC ĐÓNG GÓP, XIN ĐỂ LẠI Ý KIẾN BẰNG TIẾNG VIỆT CÓ DẤU. CHÚNG TÔI RẤT VUI VÌ BẠN ĐÃ GHÉ THĂM!